Kiến thức A1.1

A: được phát âm y như chữ a trong tiếng Việt

B: phiên âm là [be:], phát âm gần giống từ con bê trong tiếng Việt

C: phiên âm là [tse:], không phải đọc là cê. Để phát âm chữ cái này đúng, bạn phát âm chữ t và s thật nhanh, sau đó đọc thêm âm ê.

D: phiên âm [de:], được phát âm là đê.

E: phiên âm [e:], được phát âm là ê.

F: phiên âm [ɛf], được phát âm gần giống ép. Tuy nhiên, để phát âm đúng âm này, bạn phải cắn hàm răng trên vào môi dưới và đưa hơi ra. 

G: phiên âm [ge:], chữ g ở đây được phát âm gần giống âm gh trong tiếng Việt. Chữ cái này được phát âm tương tự như chữ ghê.

H: phiên âm [ha:], được phát âm là ha.

I: phiên âm [i], được phát âm như âm i dài. 

J: phiên âm [jɔt], được phát âm gần giống chữ giót của Việt Nam. Tuy nhiên, bạn phải cắn hai hàm răng lại với nhau và bật âm t để phát âm chữ t ở cuối. 

K: phiên âm là [ka:], được phát âm là ka. Chữ k được phát âm gần giống chữ c trong tiếng Việt, tuy nhiên, k ở trong tiếng Đức là âm được phát ra từ họng, và đây là một âm bật hơi. 

L: phiên âm là [ɛl], đọc gần giống êl. Khi phát âm chữ L, bạn phải uốn đầu lưỡi chạm vào hàm răng trên. 

M: phiên âm [ɛm], đọc gần giống với em. Để đọc chữ cái này, bạn nên đóng hai môi lại khi phát âm. 

N: phiên âm [ɛn], đọc gần giống chữ ừn của tiếng Việt

O: phiên âm [o:], đọc là ô

P: phiên âm [pe:], phát âm là pê. Tuy nhiên, đây là một âm bật. Các bạn phải mím hai môi lại với nhau và bật ra âm p. Hãy để tờ giấy trắng ở trước mặt. Khi bạn phát âm đúng, tờ giấy cũng sẽ chuyển động. 

Q: phiên âm [ku:], đọc là ku.

R: phiên âm [ɛʁ], phát âm gần giống r tiếng Việt. Để phát âm đúng, hãy tưởng tượng rằng mình đang súc miệng, nhớ là phải uốn lưỡi và rung cổ họng nhé.

S: phiên âm [ɛs], phát âm gần giống chữ s trong tiếng Việt.

T: phiên âm [te:], gần giống như chữ t trong tiếng Việt. Tuy nhiên, để đọc chữ này, bạn phải cắn hai hàm răng và bật âm mạnh ra.

U: phiên âm [u:], đọc là u.

V: phiên âm [faʊ], đọc là fao. 

W: phiên âm [veː], đọc là vê.

X: phiên âm [ɪks], đọc là íksờ

Y: phiên âm [‘ʏpsilɔn], đọc là úpsilon

Z: phiên âm là [t͡sɛt], đọc như sét trong tiếng Việt, tuy nhiên, bạn phải đọc âm t và s thật nhanh với nhau, tức là từ này sẽ được phát âm là tsét. Nhớ phát âm cả âm t cuối nhé. 

Ngoài ra, ta còn 4 chữ cái đặc biệt của tiếng Đức:

Ä: Chữ cái này sẽ được phát âm là e dài. Để phát âm chữ cái này đúng, hãy đọc âm ê sau đó mở rộng miệng hơn và phát âm chữ e nhé. 

Ö: Nhiều bạn phát âm chữ này là uê. Như thế là không đúng nhé. Hãy đọc chữ e đầu tiên. Lúc này, bạn thấy vị trí của đầu lưỡi nằm ở hàm răng bên dưới. Hãy giữ nguyên vị trí đó và phát âm luôn âm ô. Nhớ là phải tròn môi bạn nhé.

Ü: Tương tự như bên trên, rất nhiều bạn đọc chữ cái này là uy. Không phải vậy đâu nhé. Hãy đọc âm i trước, sau đó giữ nguyên vị trí của các bộ phận, và phát âm âm u thật nhanh. Môi ở âm này vẫn phải tròn bạn nhé!

ß: Phiên âm [ ɛs’t͡sɛt ], được đọc là es-tsét.

Die Zahlen: Số đếm trong tiếng Đức

Số đếm từ 1-12

1  eins                                       7 sieben

2 zwei                                        8 acht

3  drei                                        9 neun

4  vier                                        10 zehn

5  fünf                                        11 elf

6  sechs                                    12 zwölf

Lưu ý: Chú ý cách đọc của các số: fünf, elf, zwölf

Số đếm từ 13-19

13 dreizehn = drei + zehn (3+10)

14 vierzehn (4+10)

15 fünfzehn (5+10)

16 sechzehn (lưu ý không phải sechszehn) 

17 siebzehn (lưu ý không phải siebenzehn)

18 achtzehn

19 neunzehn

Số đếm từ 13-19 rất đơn giản phải không các bạn? Chỉ cần lấy số hàng đơn vị + “zehn” là xong rồi này. 

Số tròn chục 

20 zwanzig (lưu ý không phải zweizig)

30 dreißig (lưu ý đặc biệt: không phải dreizig)

40 vierzig

50 fünfzig

60 sechzig (bỏ s trong “sechs”)

70 siebzig (bỏ en trong  “sieben”)

80 achtzig

90 neunzig

Vậy số tròn chục 2 chữ số, các bạn chỉ cần lấy số hàng chục + “zig”  thôi này, chú ý zwanzig và dreißig, sechzig, siebzig là trường hợp đặc biệt nha)

Số lẻ hàng chục

Cách đọc: hàng đơn vị đọc trước, hàng chục đọc sau

21: einundzwanzig 

76: sechsundsiebzig 

67: siebenundsechzig

93: dreiundneunzig

37: siebenunddreißig

Lưu ý: 

  • Số có 2 chữ số trong tiếng Đức đọc ngược : hàng đơn vị đọc trước, hàng chục sau
  • Nếu hàng đơn vị là 1(eins), cần bỏ “-s” trước khi ghép số : 31 (einunddreißig), 41 (einundvierzig),…

Số tròn trăm

Cách đọc: Số hàng trăm + hundert

100  einhundert/ hundert

200 zweihundert

….

600 sechshundert

700 siebenhundert

800 achthundert

  1. Số lẻ hàng trăm và số lẻ hàng nghìn
  2. Số lẻ hàng trăm: số hàng trăm + số hàng đơn vị + số hàng chục

101  einhunderteins (hunderteins)

106  einhundertsechs (hundertsechs)

107 einhundertsieben (hundertsieben)

421 vierhunderteinundzwanzig

670 sechshundertsiebzig

789 siebenhundertneunundachtzig

Số lẻ hàng nghìn

Trước tiên ta có: 1000 eintausend (tausend)

                            2000 zweitausend

                            6000 sechstausend

                            7000 siebentausend

                            1003 tausenddrei

                             2020 zweitausendzwanzig

Với các số lẻ hàng nghìn có 2 cách đọc:

  • Cách 1: hàng nghìn+ hàng trăm+ hàng đơn vị + hàng chục

1254 (ein)tausendzweihundertvierundfünfzig

3687 dreitausendsechshundertsiebenundachtzig

7926 siebentausendneunhundertsechsundzwanzig

….

– Cách 2: đọc theo cách đọc của năm sinh : (số hàng nghìn cùng hàng           trăm)+hundert  và hàng đơn vị cùng hàng chục

                                  1952  neunzehnhundertzweiundfünfzig

                                  1574  fünfzehnhundertvierundsiebzig

                                  1890  achtzehnhundertneunzig

                                    …..

Ordinalzahlen: Số thứ tự trong tiếng Đức

Số thứ tự từ 1-19

Cách đọc: Thêm đuôi -te vào số đếm (trường hợp số đếm kết thúc -t thì chỉ cần thêm -e), Trường hợp đặc biệt: số 1,2,3:

1 der erste

2 der zweite

3 der dritte

4 der vierte

5 der fünfte

6 der sechste

7 der siebte

8 der achte

16 der sechzehnte

17 der siebzehnte

18 der achtzehnte

19 der neunzehnte

Số thứ tự từ 20 trở lên

Cách đọc: thêm đuôi -ste vào sau số đếm

20 der zwanzigste

21 der einundzwanzigste

30 der dreißigste

….
Với câu hỏi ngày tháng năm sinh: cần dùng “am” trước ngày và phải thêm đuôi “-n” vào sau số thứ tự:

Wann bist du geboren? 

– Ich bin am 07.9.1998 geboren. (am siebten September neunzehnhundertachtundneunzig hoặc am siebten Neunten neunzehnhundertachtundneunzig)

– Ich bin am 24.6.1975 geboren. (am vierundzwanzigsten Juni neunzehnhundertfünfundsiebzig hoặc am vierundzwanzigsten Sechste neunzehnhundertfünfundsiebzig)

Chủ ngữĐuôiVí dụ: Machen
Ich-emache
Du-stmachst
Er/sie/es-tmacht
Ihr-tmacht

Động từ ở tiếng đức được cấu tạo từ 2 bộ phận: Verbstamm (gốc của động từ) và đuôi của động từ

Ví dụ:  

Machen: Mach- (verbstamm) + -en (đuôi)

               Sammeln:Sammel + -n

               Wandern: Wander + -n

Đuôi của động từ được chia theo từng chủ ngữ:

(Trừ trường hợp wir, Sie và sie (plural) là động từ được giữ nguyên mẫu)

Tuy nhiên, có nhiều loại động từ không hoàn toàn tuân theo quy tắc này

Nhóm 1:các động từ có Verbstamm kết thúc bằng -el, -t/-d/-n, -s/-z/-ß

Đối với các động từ này, phần đuôi sẽ bị biến đổi trong 1 số trường hợp nhất định

Nhóm 2:các động từ có chứa a hoặc e trong Verbstamm

Ví dụ: sehen, schlafen

Đối với những động từ này, khi chia với chủ ngữ du hoặc er,sie,es, a sẽ chuyển thành ä, e sẽ thành ie hoặc i, còn phần đuôi được chia như bình thường

Nhóm 3: các động từ hoàn toàn bất quy tắc

Đối với các động từ này, cả phần verbstamm lẫn đuôi sẽ không theo quy tắc

  • Chỉ có 1 số ít các động từ rơi vào trường hợp này
  • Các trợ động từ Hilfsverben: sein, haben, werden
  • Các động từ khuyết thiếu Modalverben: wollen, sollen, müssen, können, dürfen, mögen

Đặc biệt: wissen

Cách phân biệt động từ tách được và không tách được

Động từ tách được:

là những động từ hình thành từ các nhóm tiếp đầu ngữ còn lại như ab-, an-, auf-, aus-, ein-, mit-, her-, vor-, zu-, zurück- cộng với phần gốc động từ. Số lượng động từ tách được nhiều hơn động từ không tách được.

zu-: zumachen
Ich mache die Tür zu. (Tôi đóng cửa lại)

zurück-: zurückkommen
Wann kommst du von der Uni zurück? (Khi nào cậu từ trường về?)

ab-: abholen
Ich hole Jenny vom Kindergarten ab. (Tôi đón Jenny từ nhà trẻ)

an-: anfangen
Der Film fängt um 21 Uhr an. (Bộ phim bắt đầu lúc 21h)

auf-: aufstehen
Er steht jeden Tag um 6 Uhr auf. (Hàng ngày anh ấy đều dậy vào lúc 6h)

aus-: aussteigen
Ich steige aus dem Zug um 11 Uhr aus. (Tôi xuống tàu vào lúc 11h)

ein-: einkaufen
Sie kauft im Supermarkt ein. (Cô ấy mua sắm ở trong siêu thị)

her-: herstellen
Wir stellen diese Produkte nicht mehr her. (Chúng tôi không sản xuất sản phẩm này nữa)

vor-: vorlesen
Meine Mutter liest mir jeden Abend eine Geschichte vor. (Mỗi tối mẹ đều đọc truyện cho tôi nghe)

Nhóm tiếp đầu ngữ này có thể tách rời ra khỏi động từ chính. Do đó, trước khi chia động từ (với cấp độ A1, chỉ đang xét đến các câu chính Hauptsätze), phải tách nhóm tiếp đầu ngữ này ra và để nó xuống cuối câu, sau đó mới chia phần thân động từ chính bình thường.

Động từ không tách được:

là những động từ hình thành từ nhóm tiếp đầu ngữ be-, emp-, ent-, er-, ge-, ver-, zer- cộng với phần gốc động từ. Nhóm tiếp đầu ngữ này không thể tách rời ra khỏi động từ chính. Do đó, khi chia động từ, bạn chia bình thường như đã học từ trước.

Ví dụ:

er-: erklären
Sie erklärt mir die Bedeutung von dem Wort “Moin”. (Cô ấy giải thích cho tôi ý nghĩa của từ “Moin”)

ge-: genießen
Wir genießen das Leben. (Chúng tôi đang tận hưởng cuộc sống)

be-: beginnen
Wann beginnt das neue Jahr? (Năm mới bắt đầu khi nào?)

emp-: empfehlen
Ich empfehle dir, diesen Studiengang zu wählen. (Mình khuyên bạn nên chọn ngành này)

ent-: entspannen
Ich entspanne meine Füße. (Tôi thư giãn đôi bàn chân)

ver-: vergessen
Er vergisst meinen Geburtstag. (Anh ấy quên ngày sinh nhật của tôi)

zer-: zerstören
Wir zerstören die Erde. (Chúng ta đang phá hủy Trái Đất)

wider-: widersprechen
Ich widerspreche dir, weil du Unrecht hast. (Tôi không đồng ý với bạn, vì bạn đã sai)

miss-: missverstehen
Ich missverstehe deine Absicht. (Mình hiểu nhầm ý cậu)

W-fragen (câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi W)

Wann?: Khi nào?
Wann machst du deine Hausaufgaben? (Khi nào bạn làm bài tập về nhà?)

Warum?: Tại sao?
Warum lernen Sie Deutsch? (Tại sao Ngài lại học tiếng Đức?)

Was?: Cái gì?
Was ist das? (Cái gì thế?)

Wer?: Ai?
Wer ist er? (Anh ấy là ai thế?)

Weshalb?: Tại sao?
Weshalb träumen wir? (Tại sao chúng ta lại nằm mơ?)

Wie?: Thế nào?
Wie ist das Wetter morgen? (Thời tiết ngày mai thế nào?)

Wie viel?: Bao nhiêu, không đếm được
Wie viel Geld verdient Bill Gates pro Sekunde? (Bill Gates kiếm được bao nhiêu tiền mỗi giây?)

Wie viele?: Bao nhiêu, đếm được
Wie viele Wochen hat ein Jahr? (Một năm có bao nhiêu tuần?)

Wo?: Ở đâu?
Wo liegt Berlin in Deutschland? (Berlin nằm ở đâu trong nước Đức?)

Woher?: Từ đâu?
Woher kommst du? (Bạn đến từ đâu?)

Wohin?: Đến đâu?
Wohin möchtest du in den Sommerferien fahren? (Kỳ nghỉ hè này bạn muốn đi đâu?)

Wieso?: Vì sao?
Wieso brauchen wir Wasser? (Tại sao chúng ta cần nước?)

Ja-/Nein-Fragen

Trong khi đó, Ja/Nein-Fragen đơn giản là loại câu hỏi không bắt đầu với từ để hỏi W, mà nó bắt đầu với động từ của câu, đó có thể là động từ chính:

  • Kommst du aus Vietnam? (Bắt đầu câu hỏi với động từ kommen: Có phải bạn đến từ Việt Nam không?)

hay động từ khuyết thiếu Modalverben:

  • Kannst du mir helfen? (Bắt đầu câu hỏi với động từ khuyết thiếu können: Bạn có thể giúp tôi không?)

hay trợ động từ Hilfsverben:

  • Ist dieser Platz frei? (Bắt đầu câu hỏi với trợ động từ sein: Có phải chỗ này còn trống không?)

Trả lời với Ja, doch, nein

Để trả lời cho dạng câu hỏi này, chúng ta có 2 cặp lựa chọn Ja/Nein cho câu hỏi mang tính khẳng định và Doch/Nein với các câu hỏi mang tính phủ định.

Câu hỏi mang tính khẳng định:

Kommst du aus Vietnam? (Có phải bạn đến từ Việt Nam không?)

  • Ja, ich komme aus Vietnam. (Phải, tôi đến từ Việt Nam)
  • Nein, ich komme aus Japan. (Không, tôi đến từ Nhật Bản)

Câu hỏi mang tính phủ định:

Hast du keinen Hunger? (Bạn không đói à?)

Lưu ý: Với câu hỏi phủ định, không bao giờ trả lời Ja.

  • Trả lời: Doch nếu muốn khẳng định ngược lại: Có chứ, tôi đói chứ -> Doch, ich habe Hunger.
  • Trả lời: Nein nếu đồng ý với câu hỏi, xuôi theo câu hỏi: Không, tôi không đói -> Nein, ich habe keinen Hunger.

Tổng quát chung về danh từ tiếng Đức:

  • Trong tiếng Đức sẽ có 3 giống: der, das, die 
  •  Danh từ ở dạng số nhiều luôn có giống die

Cách nhận biết theo đuôi của danh từ

Giống die (hay còn gọi là giống cái)

Đa số các danh từ kết thúc bằng đuôi –e

 Sahne ( váng sữa), Fahne ( cái cờ), Tasse ( cái tách), Tasche (cái túi xách ),  Tante (dì, cô) , …. 

Một số danh từ kết thúc bằng đuôi -e, tuy nhiên, giống của nó lại là der. Mình sẽ liệt kê nó ở một mục riêng bên dưới. 

Các danh từ kết thúc bằng đuôi –ung , -heit , -keit, -ik, -ion, -ät, -schaft, -ei, -ur, -age, -anz, -t , -ie

Wohnung ( căn hộ), Einheit ( đơn vị ), Freundlichkeit ( sự thân thiện), Technik ( công nghệ ), Lektion ( bài giảng), Universität ( trường đại học), Bäckerei ( tiệm bánh), Fahrt ( chuyến đi ), Biologie ( sinh học ),  … 

Giống das (hay còn gọi là giống trung)

Cách danh  từ có đuôi –lein, -um, – chen, -ma, -ment, -o- 

Klima ( khí hậu ), Fräulein ( người phụ nữ bé nhỏ ), Datum ( ngày ), Häuschen ( ngôi nhà nhỏ ), Radio ( đài cát xét ), Experiment ( thí nghiệm )…. 

Giống der (hay còn gọi là giống đực)

Các danh từ có đuôi  -er, -ling, -or, – ist, -ismus, – oph, -at, -ist,  -ig, – ich 

Computer ( cái máy tính), Lehrling ( thợ học việc ), Traktor ( máy kéo ), Polizist (cảnh sát nam) , Sozialismus ( chủ nghĩa xã hội), … 

Phân biệt giống của danh từ trong tiếng Đức luôn khó khăn nếu không có mẹo để nhớ.

Cách nhận biết theo nghĩa của danh từ

Giống der

  • Các mùa trong năm: der Sommer ( mùa hè ), der Winter ( mùa đông), der Frühling ( mùa xuân), der Herbst ( mùa thu )
  • Các tháng trong năm: der Januar ( tháng một) , der August (tháng tám ), der September (tháng chín ), der November ( tháng mười một), …
  • Các buổi trong ngày: der Morgen ( buổi sáng ) ,der Mittag ( buổi trưa), der Abend ( buổi tối), …  ngoại trừ die Nacht ( ban đêm)
  • Các thứ trong tuần: der Montag ( thứ hai ), der Dienstag ( thứ ba), der Mittwoch (thứ tư), ….
  • Các hiện tượng thời tiết: der Regen ( mưa), der Schnee ( tuyết ), der Sturm ( cơn bão ) ,….
  • Các đồ uống có cồn: der Wein ( rượu vang ), der Schnaps (rượu mạnh ) , vv, ngoại trừ das Bier ( bia ).
  • Thương hiệu xe ô tô: der VW ,der Mercedes-Benz,der BMW, ….
    Các danh từ chỉ nghề nghiệp và quốc tịch dành cho nam: der Deutsche ( người đàn ông Đức ), der Ameriker ( người đàn ông Mỹ ), der Fotograf ( thợ chụp ảnh nam ), vv.

Giống die

  •  Tên các thương hiệu xe máy: die Suzuki, die Honda, die Yamaha…
  •  Tên các con thuyền: die Queen Elisabeth, die Titanic, …
  •  Các danh từ chỉ nghề nghiệp và quốc tịch cho nữ: die Deutsche ( người phụ nữ Đức), die Amerikerin ( người phụ nữ Mỹ ) , die Fotografin ( thợ chụp ảnh nữ) , …. 
  • Số đếm:  eine Eins ( số một) , eine Zwei ( số hai) , eine Drei ( số ba) …. 

Giống das

  • Màu sắc: das Blau ( màu xanh dương ), das Grün ( màu xanh lá), das Weiß ( màu trắng ), ….
  • Kim loại: das Silber ( bạc ), das Gold ( vàng ), das Eisen ( sắt ) , …
  • Các danh từ bắt nguồn từ động từ: das Lesen ( việc đọc ), das Schlafen ( việc ngủ), das Schwimmen ( việc bơi ), ….
  • Cách danh từ bắt nguồn từ tính từ: das Gute ( việc tốt ), das Neue ( cái mới ), das Wichtigste ( việc quan trọng nhất ), …. 
  • Các đồ vật được làm từ giấy: das Heft ( quyển vở), das Buch ( quyển sách ), das Papier ( tờ giấy ), das Passwort ( cuốn hộ chiếu ), … 

Các danh từ có giống der kết thúc bằng -e

Không phải tất cả các danh từ kết thúc bằng -e đều mặc định có giống die. Trong tiếng Đức, các danh từ có đuôi -e ,giống der đa số là danh từ yếu, khi chia ở cách 2, 3 và 4 bạn sẽ phải thêm -n vào cuối. Số lượng từ kể trên không nhiều, bởi vậy, bạn nên học thuộc:

Affe ( con khỉ ), Knabe ( người con trai ), der Bote ( người đưa tin ), Kollege ( đồng nghiệp nam ), Komplize ( kẻ đồng phạm nam ), Kunde ( khách hàng nam ), Bursche ( chàng trai ), Erbe ( người thừa kế ), Lotse (hoa tiêu ), Experte ( chuyên gia nam ), Löwe ( con sư tử ), Genosse ( bằng hữu ), Gefährte ( bạn đồng hành ), Nachkomme ( người đến sau ), Hase ( con thỏ ), Neffe ( cháu trai ), Ochse ( kẻ khờ ), Pate ( nhà từ thiện ), Hirte ( người chăn cừu), Insasse ( tù nhân ), Rabe ( con quạ ), Jude ( người Do Thái ), Riese ( người khổng lồ ), Junge ( cậu bé ), Zeuge ( nhân chứng ), … 

Lưu ý, tất cả danh từ trên chỉ nghề nghiệp, con vật, người có giới tính là nam. 

Artikel là quán từ, nó luôn đứng trước danh từ Nomen và nó quán xuyến luôn việc chỉ ra giống và số lượng (ít/nhiều) và cách của danh từ đó.

VD: Nếu mình viết mỗi danh từ Tisch đứng một mình, bạn sẽ không biết nó mang những thông tin gì thêm, trừ mỗi nghĩa của nó là cái bàn. Nhưng khi thêm Artikel der vào, ta có der Tisch thì bạn biết đây là một danh từ giống đực và ở dạng số ít và nó ở dạng cách 1 Nominativ.

Tương tự với die Frau: Danh từ giống cái, số ít, có thể cách 1 Nominativ hoặc cách 4 Akkusativ

Das Buch: Danh từ giống trung, số ít, có thể cách 1 Nominativ hoặc cách 4 Akkusativ

Die Tische: Ở đây quán từ die kết hợp với đuôi của danh từ Tisch có chữ -e: Tische giúp bạn xác định danh từ này đang ở dạng số nhiều, không quan tâm đến giống nữa vì ở dạng số nhiều, có thể cách 1 Nominativ hoặc cách 4 Akkusativ.

Phân loại quán từ

Definiter Artikel – Quán từ xác định

Quán từ xác định dùng chỉ các sự vật hiển nhiên hoặc cụ thể.

Ví dụ:

  • Das Auto ist kaputt.
  • Die Sonne scheint.

Indefiniter Artikel – Quán từ không xác định

Dùng để đề cập 1 đơn vị của sự vật, sự việc nào đó hoặc 1 cái gì đó chung chung.

Ví dụ:

  • Ich habe ein Buch
  • Ein Nebenjob ist leicht zu suchen.

Possesivartikel – quán từ sở hữu

Quán từ sở hữu phải đứng trước danh từ, dùng để biểu thị danh từ đó thuộc sở hữu của một ai đó.

Negativartikel – quán từ phủ định

Được sử dụng khi không có 1 vật gì đó.

Vd:

  • Ich habe kein Auto.
  • Ich habe keine Freundin.

Các trường hợp không có quán từ

Khi dùng cho những danh từ không xác định ở số nhiều

Ví dụ: Frauen sind kompliziert.

Khi dùng với tên riêng hoặc các cụm cố định

Ví du:

  • Ich komme aus Vietnam
  • Ich liebeMary
  • Ich wohne in Berlin
  • Ich habe Hunger

Có tổng cộng 6 loại đại từ bạn sẽ cần phải học. Trong đó, cần phải tránh nhầm lẫn giữa đại từ sở hữu với quán từ sở hữuđại từ quan hệ với quán từ xác định vì chúng có hình thức giống hệt nhau.

  • Personalpronomen: Đại từ nhân xưng, ở Nominativ (ich, du, er, sie, es, wir, ihr, sie, Sie)
  • Possessivpronomen: Đại từ sở hữu (lưu ý chúng có dạng giống hệt Possessivartikel: quán từ sở hữu): mein, dein, sein, ihr, sein, unser, euer, ihr, Ihr
  • Reflexivpronomen: Đại từ phản thân: mich, dich, sich, uns, euch, sich (ở Akkusativ) hoặc mir, dir, sich, uns, euch, sich (ở Dativ)
  • Relativpronomen: Đại từ quan hệ (lưu ý rất giống với Bestimmter Artikel: quán từ xác định): der, die, das, den, dem, denen
  • Demonstrativpronomen: Đại từ chỉ định: dieser, diese, dieses ..
  • Indefinitpronomen: Đại từ bất định jemand, niemand ..

Đại từ nhân xưng 

Chúng ta có các đại từ nhân xưng sau:

ichtôi
dubạn
eranh ấy
siecô ấy
es
ihrcác bạn
wirchúng tôi
siehọ
SieÔng/Bà

Đại từ nhân xưng ich, du, ihr, Sie được dùng như chủ ngữ trong câu.

Đại từ er, sie, es, sie ( họ ) được dùng để thay thế cho người hoặc vật đã xác định, được nhắc đến trước đó.  

Khi thay thế vật, er sẽ thay thế vật có giống der, sie thay thế từ có giống die, es từ có giống das. 

Ví dụ: Ich habe einen Tisch. Der Tisch kostet 600 Euro.

( Tôi có một cái bàn. Cái bàn đó tốn 600 Euro.)

Để tránh hiện tượng lặp từ, ta có thể thay thế từ der Tisch ở câu 2 bằng er, bởi danh từ Tisch có giống đực ( der). Lúc này, câu thứ 2 sẽ như sau:

Ich habe einen Tisch. Er kostet 600 Euro.

( Tôi có một cái bàn. Nó tốn 600 Euro.)

Nếu trong tiếng Anh, ta chỉ cần dùng you cho tất cả mọi người, thì trong tiếng Đức, ta có 2 ngôi là du và Sie. Sự khác nhau của chúng nằm ở chỗ:

  • Du là một đại từ nhân xưng thân mật. Ta dùng nó khi nói chuyện với bạn bè, người thân, họ hàng. Ngoài ra, ta còn có thể sử dụng cách gọi thân mật này với đồng nghiệp. 
  • Sie: đại từ nhân xưng lịch sự. Thông thường, người lớn sẽ xưng hô lịch sự với nhau, khi họ gặp nhau lần đầu, hoặc không quen biết. Ngoài ra, người ta còn dụng Sie khi nói chuyện với khách hàng, sếp, đối tác làm ăn nữa. Chỉ họ khi cho phép, ta mới nên sử dụng đại từ nhân xưng thân mật du.

Đại từ nhân xưng ở Nominativ

Đại từ nhân xưng ở cách 1 chủ yếu đóng vai trò chủ ngữ trong câu. Nó là chủ thể của hành động trong câu, tác nhân gây ra hành động. Động từ trong câu sẽ được chia dựa theo chủ ngữ.

Ví dụ Ich habe einen Freund. Er ist 18 Jahre alt. 

( Tôi có một người bạn trai. Anh ấy 18 tuổi.) 

Trong 2 câu trên, đại từ ich và er đóng vai trò là chủ ngữ trong câu. Động từ haben và sein sẽ được chia theo chúng. 

Và bởi danh từ Freund có giống là der, và nó đóng vai trò là chủ ngữ trong câu 2, nên ta có thể thay thế đại từ nhân xưng er vào nhằm tránh lặp từ. 

Đại từ nhân xưng ở Akkusativ

Đầu tiên, ta nên nhắc lại khi nào một đại từ ở dạng Akkusativ.

  • Khi nó đóng vai trò là tân ngữ trực tiếp trong câu cần 2 tân ngữ.
  • Đứng sau các động từ sau: essen, trinken, kaufen, bekommen, besuchen, machen, spielen, verkaufen, schreiben, hören, sehen, lesen, mögen, brauchen ….

Ví dụ Ich schreibe einen Brief an meine langjährige Freundin. Ich vermisse sie so sehr

( Tôi viết một bức thư đến người bạn gái lâu năm của mình. Tôi rất nhớ cô ấy. )

  • Đi với các giới từ: durch, um, bis, für, ohne, gegen, entlang

Ví dụ: Ohne meine Brille kann ich nur schlecht sehen. Ich muss sie mal kurz suchen.

( Tôi không thể nhìn rõ mà không có kính. Tôi phải tìm nó.)

Các dạng của đại từ nhân xưng ở Akkusativ:

ichmich
dudich
erihn
siesie
eses
ihreuch
wiruns
siesie
SieSie

Đại từ nhân xưng ở Dativ

Đại từ ở dạng Dativ khi:

  • Nó là tân ngữ gián tiếp trong câu.
  • Đi với động từ: helfen, gefallen, gehören, zustimmen, danken, zuhören, gratulieren, schmecken, passen ….

Ví dụ: Die gepunktete Hose gefällt mir sehr. 

( Tôi thích chiếc quần chấm bi đó.)

  • Đi với giới từ: aus, außer, bei, dank, mit, gegenüber, nach, seit, von, zu.

Ví dụ Ich habe eine Schwester. Mit ihr gehe ich täglich spazieren.

( Tôi có một cô em gái. Mỗi ngày tôi đi dạo với nó. )

Dạng của đại từ ở Dativ:

ichmir
dudir
erihm
sieihr
esihm
ihreuch
wiruns
sieihnen
SieIhnen

Quán từ sở hữu trong tiếng Đức trước hết cũng là một loại quán từ, do đó nó phải đứng trước danh từ (không được đứng một mình) và chỉ ra danh từ đó thuộc về ai đó hoặc thuộc về cái gì đó, tức là chỉ ra sự sở hữu trên danh từ đó.

Trong tiếng Đức, các quán từ phải chia theogiống của danh từ  và theo cách chia( Nominativ, Genitiv, Akkusativ, Dativ)

Dưới đây là bảng tổng hợp các QUÁN TỪ SỞ HỮU (Possessivartikel) tại các cách.

Possessivartikel im Nominative

 

m

f

n

Pl

Englisch

ich

mein

meine

mein

meine

my

du

dein

deine

dein

deine

your

er

sein

seine

sein

seine

his

sie

ihr

ihre

ihr

ihre

her

es

sein

seine

sein

seine

its

wir

unser

unsere

unser

unsere

our

ihr

euer

eure

euer

eure

their

Sie/

Sie(Pl)

Ihr/

ihr

Ihre/

ihre

Ihr/

ihr

Ihre/

ihre

Your/

their

 

Possessivartikel im Genitiv

 

m

f

n

Pl

Englisch

ich

meines

meiner

meines

meiner

my

du

deines

deiner

deines

deiner

your

er

seines

seiner

seines

seiner

his

sie

ihres

ihrer

ihres

ihrer

her

es

seines

seiner

seines

seiner

its

wir

unseres

unserer

unseres

unserer

our

ihr

eures

eurer

eures

eurer

their

Sie/

Sie(Pl)

Ihres/

ihres

Ihrer/

ihrer

Ihres/

ihres

Ihrer/

ihrer

Your/

their

 

Possessivartikel im Dativ

 

m

f

n

Pl

Englisch

ich

meinem

meiner

meinem

Meinen

my

du

deinem

deiner

deinem

deinen

your

er

seinem

seiner

seinem

seinen

his

sie

ihrem

ihrer

ihrem

ihren

her

es

seinem

seiner

seinem

seinen

its

wir

unserem

unserer

unserem

unseren

our

ihr

eurem

eurer

eurem

euren

their

Sie/

Sie(Pl)

Ihrem/

ihrem

Ihrer/

ihrer

Ihrem/

ihrem

Ihren/

ihren

Your/

their

 

Possessivartikel im Akkusativ

 

m

f

n

Pl

Englisch

ich

meinen

meine

mein

Meine

my

du

deinen

deine

dein

deine

your

er

seinen

seine

sein

seine

his

sie

ihren

ihre

ihr

ihre

her

es

seinen

seine

sein

seine

its

wir

unseren

unsere

unser

unsere

our

ihr

euren

eure

euer

eure

their

Sie/

Sie(Pl)

Ihren/

ihren

Ihre/

ihre

Ihr/

ihr

Ihre/

ihre

Your/

their

 

Cách nói phủ định Kein trong Tiếng Đức

  • Kein được sử dụng như Negativartikel khi danh từ bị phủ định đi kèm với undefiner Artikel.

Ví dụ: Ist das eine Katze? – Nein, das ist keine Katze.

        Bist du ein Student? – Nein, ich bin kein Student.

  • Hoặc với Nullartikel

Ví dụ: Hast du Angst vor Spinnen? – Nein, ich habe kein Angst.

        Hast du Hunger? – Nein, ich habe kein Hunger.

Phủ định với nicht

Nicht được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Phủ định tên riêng: Ist das Jack? – Nein, das ist nicht Jack
  • Phủ định definer Artikel: Bist du der Chef? – nein, ich bin nicht der Chef.
  • Phủ định Possessivartikel: Ist das deine Freundin? – Nein, das ist nicht meine Freundin.
  • Phủ định động từ: Schläfst du? – Nein, ich schlafe nicht.
  • Phủ định tính từ: Bist du müde? – Nein, ich bin nicht müde
  • Phủ định trạng từ: Isst du gern Bratwurst? – Nein, ich esse nicht gern Bratwurst.

Cách xây dựng câu cầu khiến

Câu cầu khiến chỉ được áp dụng cho 3 ngôi du (bạn), ihr (các bạn) và Sie (Ngài hoặc các Ngài) với công thức như sau:

Bước 1:

Bạn định dùng Imperativ cho ngôi nào thì hãy chia động từ cần dùng theo ngôi ấy (VD: Định dùng Imperativ với động từ geben cho ngôi du thì chia geben ở thì hiện tại theo ngôi du)

Bước 2:

Với ngôi lịch sự Sie

Đơn giản nhất, chỉ cần lấy động từ nguyên mẫu + Sie.
Lösen Sie diese Aufgabe!
Fahren Sie sicher!

Với ngôi ihr

Lấy luôn dạng chia động từ ở thì hiện tại với ngôi ihr để dùng trong Imperativ.
VD: gehen-> Chia ở ngôi ihr -> geht -> Lấy dùng luôn trong Imperativ: Geht!

Geht ins Bett! (Một người mẹ đang bắt NHỮNG đứa con đi ngủ chẳng hạn)
VD: sprechen-> Chia ở ngôi ihr -> sprecht -> Lấy dùng luôn trong Imperativ: Sprecht!

Sprecht langsam! (Các bạn nói chậm thôi!)

Với ngôi du

Bỏ -st ở động từ vừa chia đi.

geben -> Chia ở ngôi du -> gibst -> Bỏ -st -> Lấy phần còn lại: gib

gehen -> Chia ở ngôi du -> gehst -> Bỏ -st -> Lấy phần còn lại: geh

Gib mir dein Buch! (Gibst) (Đưa tôi quyển sách!)
Geh jetzt! (Gehst) (Đi ngay bây giờ đi!)

Để làm giảm tính ra lệnh trong câu nói hoặc để nghe lịch sự hơn, bạn có thể thêm -e vào sau Imperativ (Chỉ áp dụng với các động từ có Imperativ không bị biến âm)

Gehe jetzt. (Đi ngay bây giờ đi.)
Frage bitte! (Xin mời hỏi!)
Höre! (Nghe kìa!)

Tuy nhiên không bao giờ thêm -e với Imperativ bị biến âm như:

Gibe! Cách dùng đúng: Gib!
Hilfe! Cách dùng đúng: Hilf!
Triffe! Cách dùng đúng: Triff!
Nimme! Cách dùng đúng: Nimm!

Nhưng nếu gốc động từ (Verbstamm) kết thúc bằng –d, -t, -n thì Imperativ luôn luôn bắt buộc phải thêm -e
VD: baden, warten, lernen …
Bade jetzt!
Warte noch 30 Minuten!
Lerne Deutsch!

Nếu sau khi chia động từ ở ngôi du, xuất hiện Umlaut -> Bạn hãy bỏ Umlaut luôn

Schlaf gut! (Schläfst) (Ngủ ngon!)
Lauf! (Läufst) (Chạy đi!)
Fahr schnell! (Fährst) (Lái nhanh lên!)

Một số ngoại lệ

Lesen-> liest -> Lies! (Chỉ bỏ -t)
Vergessen -> vergisst -> Vergiss! (Chỉ bỏ -t)

Với những động từ nguyên mẫu kết thúc bằng –eln hoặc –ern thì luôn dùng dạng chia động từ cho ngôi ich để sử dụng trong Imperativ với ngôi du

Erinnern -> erinnere (chia với ngôi ich) -> Lấy để sử dụng luôn trong Imperativ với ngôi du:

Erinnere dich daran! (Hãy nhớ lấy điều đó)
Entwickeln -> entwickle (chia với ngôi ich) -> Lấy để sử dụng luôn trong Imperativ với ngôi du:

Entwickle deine Idee! (Hãy phát triển ý tưởng của bạn đi)

Một số lưu ý

Thêm bitte vào bất kỳ cách dùng với ngôi nào, đặc biệt là ngôi Sie để càng làm tăng thêm sự lịch sự trong khi yêu cầu hoặc làm mềm mỏng mệnh lệnh đi.

Gib mir bitte dein Buch.
Sprecht langsam bitte!
Bitte kommen Sie mit mir.

Có 3 động từ bất quy tắc trong Imperativ

IMPERATIV: CÂU CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG DỨC (A1) Impera10

  I. Giới từ trong tiếng Đức được chia thành 4 loại:

  • Lokale Präpositionen: Những giới từ nhằm chỉ ra địa điểm  (in, an, auf, aus…)

  • Temporale Präpositionen: Những giới từ nhằm chỉ ra thời gian (seit, um, in, während…)

  • Modale Präpositionen: Những giới từ nhằm chỉ ra cách thức (mit, ohne, gegen…)

  • Kausale Präpositionen: Những giới từ nhằm chỉ ra nguyên nhân (dank, durch, wegen, aufgrund…)

-Giới từ có thể đi kèm với quán từ xác định để tạo nên những cụm từ cố định sau đây. Bạn nhớ luôn phải viết theo cách này thì mới đúng ngữ pháp nhé:

§  an + dem = am

§  an + das = ans

§  bei + dem = beim

§  in + dem = im

§  in + das = ins

§  von + dem = vom

§  zu + dem = zum

§  zu + der = zur

-Còn lại những cách kết hợp khác như für + das = fürs, auf + das = aufs, um + das = ums  khuyến khích các bạn nên viết tách ra như bình thường.

II. Giới từ chỉ dùng với cách 3 Dativ

Có 8 giới từ cơ bản: ab, aus, bei, mit, nach, seit, von, zu. Ta sẽ chia chúng ra thành những loại sau (tất cả đều đi với cách 3 Dativ):

Lokale Präpositionen

Bei: Miêu tả vị trí tương quan giữa 1 người/vật với 1 người/vật khác, trả lời cho câu hỏi Wo.

Ich bin bei dir: Anh đang ở cạnh em.

Er wohnt noch bei seinen Eltern: Anh ta vẫn sống với bố mẹ.

Nach: Trả lời cho câu hỏi Wohin, nhưng chỉ sử dụng với tên lục địa, đất nước, thành phố và vùng

Ich fliege nach Deutschland.

Zu: Cũng trả lời cho câu hỏi Wohin, nhưng dùng với những địa điểm bạn đến nhưng không đi vào hẳn bên trong:

Wir gehen zur Bank. (Chúng tôi đến ngân hàng, nhưng chỉ đến bên ngoài thôi, đến để rút tiền ở máy ATM bên ngoài ngân hàng chẳng hạn, chứ không đi hẳn vào bên trong ngân hàng)

Aus: Trả lời cho câu hỏi Woher khi muốn diễn tả mình vừa từ nơi nào về (vừa rời khỏi nơi đó như ga tàu hay trường học chẳng hạn) hoặc thông dụng hơn là diễn tả đến từ lục địa, đất nước, thành phố và vùng nào.

Er kommt aus der Schule. (Nó đã học cả ngày ở trường, giờ thì nó vừa từ trường về)

Ich komme aus Vietnam. (Đất nước) 

Von: Cũng trả lời cho câu hỏi Woher khi muốn diễn tả mình vừa từ nơi nào đó về, nhưng khác với aus, đó là địa điểm đó bạn thực sự chưa đi vào trong, chưa ở bên trong.

Er kommt von der Schule. (Sáng nay nó có đến trường nhưng không vào mà quay về nhà. Nó vừa từ trường về đấy)

· Temporale Präpositionen

Ab: Diễn tả thời gian bắt đầu từ 1 mốc cụ thể

Ab dem ersten Tag lernen wir Deutsch.

Seit: Diễn tả khoảng thời gian đã diễn ra và vẫn đang diễn ra đến tận bây giờ.

Ich lerne seit zwei Jahren Deutsch.

· Modale Präpositionen

Mit: Giới từ diễn tả cách thức

Ich gehe mit dem Bus zur Schule.

Ở cấp độ A1, bạn chưa cần phải học cách chia đuôi tính từ. Chủ yếu ở cấp độ này bạn sẽ làm quen với các tính từ miêu tả (Beschreibende Adjektive) để miêu tả người hoặc sự vật, sự việc.

alt – jung: già – trẻ

alt – neu: cũ – mới

früh – spät: sớm – muộn

groß – klein: to – nhỏ về kích cỡ

gut – schlecht: tốt – xấu

laut – leise: to – nhỏ về âm thanh

richtig – falsch: đúng – sai

schön – hässlich: đẹp – xấu

schwer – leicht: khó – dễ

viel – wenig: nhiều – ít

freundlich – unfreundlich: thân thiện, tử tế – không thân thiện, không tử tế

gesund – krank: khỏe mạnh – ốm yếu

glücklich – unglücklich: vui, may mắn – không vui, không may mắn

heiß – kalt: nóng – lạnh

interessant – langweilig: thú vị – nhàm chán

möglich – unmöglich: khả thi – bất khả thi

schnell – langsam: nhanh – chậm

teuer – billig: đắt – rẻ

wichtig – unwichtig: quan trọng – không quan trọng

fröhlich – traurig: vui – buồn

lang – kurz: dài – ngắn

offen – geschlossen: mở – đóng

stark – schwach: mạnh – yếu

voll – leer: đầy – rỗng

warm – kühl: ấm – mát

weit – nah: xa – gần

modern – altmodisch: hiện đại – lạc hậu

angenehm – unangenehm: thoải mái – không thoải mái

bekannt – unbekannt: được biết đến – không được biết đến

bequem-unbequem: tiện lợi, thuận tiện – không tiện lợi, không thuận tiện

breit – eng: rộng – hẹp

dick – dünn: dày, béo – mỏng, gầy

fleißig – faul: chăm chỉ – lười biếng

frei – besetzt: chưa được sử dụng – đã bị sử dụng

frei – unfrei: tự do – không tự do

froh – sauer: vui – buồn

gefährlich – ungefährlich: nguy hiểm – không nguy hiểm

hart – weich: cứng – mềm

hell – dunkel: sáng – tối

hoch – niedrig: cao – thấp

höflich – unhöflich: lịch sự – bất lịch sự

hungrig – satt: đói – no

klar – unklar: rõ ràng – không rõ ràng

klug – dumm: thông minh – ngu ngốc

lustig – ernst: hài hước – nghiêm túc

männlich – weiblich: nam – nữ

mutig – ängstlich: can đảm – nhát gan

nass – trocken: ẩm – khô

optimistisch – pessimistisch: lạc quan – bi quan

ordentlich – unordentlich: gọn gàng – lộn xộn

positiv – negativ: dương-âm, tích cực – tiêu cực

reich – arm: giàu – nghèo

sauber – schmutzig: sạch – bẩn

schwierig – einfach: khó – dễ

süß – sauer: ngọt – chua

vorsichtig – unvorsichtig: cẩn thận – cẩu thả

waagerecht – senkrecht: ngang – dọc

zufrieden – unzufrieden: hài lòng – không hài lòng

Ngoài ra còn 1 số tính từ chỉ màu sắc cũng hay dùng để miêu tả:

blau: xanh da trời

braun: nâu

gelb: vàng

grau: xám

grün: xanh lá cây

lila: tím

orange: da cam

rot: đỏ

schwarz: đen

weiß: trắng

Tác giả: Trần Khắc Đạt

Chúng được gọi là Hauptsätze – Konjunktionen và bao gồm 5 liên từ sau đây:

  • und

  • oder

  • aber

  • sondern

  • denn

und:

  • Ich nehme einen Kuchen und eine Cola. (liên kết 2 danh từ: Tôi lấy một cái bánh  một lon coca)
  • Sie ist Ärztin und sie ist 38 Jahre alt. (liên kết 2 câu: Cô ấy là bác sĩ  cô ấy đã 38 tuổi)

oder:

  • Ich möchte Java oder Python lernen. (liên kết 2 danh từ: Tôi muốn học Java hoặc Python)
  • Nehmen Sie Milch oder möchten Sie lieber keine? (liên kết 2 câu: Ngài dùng sữa hay ngài thích không muốn dùng gì hơn?)

aber:

  • Ich trinke Kaffee, aber ohne Zucker. (liên kết danh từ và cụm giới từ-danh từ: Tôi uống cà phê nhưng không đường)
  • Ich möchte dich nicht anrufen, aber ich werde dir schreiben. (liên kết 2 câu: Anh không muốn gọi cho em nhưng anh sẽ viết cho em)

sondern:

  • Sie spricht kein Deutsch, sondern Englisch. (liên kết 2 danh từ: Cô ấy không nói tiếng Đức  nói tiếng Anh)
  • Ich komme nicht aus China, sondern ich komme aus Vietnam. (liên kết 2 câu: Tôi không đến từ Trung Quốc,  tôi đến từ Việt Nam)

denn:

  • Er spielt gut Fußball, denn er trainiert jeden Tag. (liên kết 2 câu,  liên từ denn sẽ không có liên kết 2 danh từ: Anh ấy chơi bóng đá giỏi,  anh ấy luyện tập hàng ngày)

Lưu ý:

Aber và sondern cùng mang ý nghĩa „nhưng mà“.

Tuy nhiên sự khác biệt ở đây là: Bạn sử dụng sondern cho những trường hợp mà 2 vế tương đồng với nhau về mặt ý nghĩa chung (kein Deutsch- sondern Englisch: cùng là ngôn ngữ, nicht aus China, sondern aus Vietnam: cùng là nơi chốn).

Sử dụng aber cho những trường hợp mà 2 vế không có sự liên quan tương đối nhất định (Kaffee, aber ohne Zucker: Về mặt nghĩa thì 2 vế có liên quan đến nhau, nhưng Kaffee và Zucker không cùng thuộc 1 „nhóm“. Tương tự đối với „nicht anrufen, aber schreiben“: Hai hành động này cũng không thuộc về 1 „nhóm“).

Tác giả: Trần Khắc Đạt

Khi chia động từ ở Perfekt, ta phải thêm haben/sein ở vị trí của động từ. động từ sẽ đứng ở cuối câu, thêm ge- ở đằng trước gốc động từ và sau phần đầu của trennbare Verben và biến đổi tùy theo từng gốc động từ.

Ví dụ:

  • Holen: haben geholt
  • Abhole: haben abgeholt
  • Essen: haben gegessen

Perfekt mit sein

Perfekt mit sein được sử dụng với các động từ chỉ sự di chuyển hoặc trạng thái.

Ví dụ:

  • bleiben – ist geblieben: Ich bin gestern zu Hause geblieben.
  • fahren – ist gefahren: Mein Bruder ist nach Irland gefahren.

Perfekt mit haben

Perfekt mit haben được sử dụng với các động từ còn lại.

Ví dụ:

  • Essen – haben gegessen: ich habe zu viel gegessen
  • Zunehmen: haben zugenommen: er hat 2kg zugenommen.

Präteritum

Khi chia perfekt cho động từ sein hoặc haben. Thay vì:

  • Sein – ist gewesen
  • Haben – haben gehabt

Ví dụ:

  • Ich war gestern sehr müde.
  • Sie hatte einen Hund

Đăng ký tham gia khóa học A1.1